BẢN QUYỀN PHẦN MỀM LÀ GÌ

  -  
Cùng với việc phát triển công nghệ thông tin thì việc vi phạm/xâm phạm bản quyền phần mềm cũng diễn ra hết sức phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Vậy, thực trạng việc xâm phạm bản quyền ở nước ta như thế nào ? Cách thức đăng ký để bảo vệ quyền lợi khi các phần mềm bị xâm phạm ? ...

Bạn đang xem: Bản quyền phần mềm là gì


Trích đăng ý kiến của luật sư, chuyên gia pháp lý của Luật Minh Khuê về vấn đề xử lý hành vi vi phạm bản quyền ở nước ta:

Hỏi: Luật sư có cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng vi phạm bản quyền cao là do giá phần mềm đắt hay không?

Trả lời: Tôi không nghĩ rằng giá cả ảnh hưởng đến việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm, vì chúng tôi đã có những nghiên cứu rất cụ thể, thậm chí cả những phần mềm được coi là không mất tiền cũng bị vi phạm chứ không chỉ là phần mềm thương mại. Thứ hai, tôi cho rằng việc vi phạm bản quyền ở những nước như chúng ta nó thuộc về nhận thức về sở hữu trí tuệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế, như là chính phủ đã làm những gì để giáo dục và tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân. Đó mới là những vấn đề, việc làm quan trọng để làm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền. Vấn đề giá cả thì không liên quan trực tiếp đến vấn đề này, chúng ta có thể nhận thức rất rõ bản quyền phần mềm cũng giống như bản quyền trong âm nhạc, phim ảnh, là những sản phẩm rất dễ bị copy từ trên Internet, nó tạo ra cho người ta có thể dễ dàng ăn cắp bản quyền từ người khác mà không phải mất công nhiều lắm.


*

Luật sư Lê Minh Trường tham gia chương trình 60 phút mở trên VTV6

Hỏi: Xung quanh vấn đề bán phần mềm có bản quyền của Microsoft cho Bộ Tài chính, các ngân hàng, FPT - giá bán này là giá bán tượng trưng hay mức giá được áp dụng chung cho tất cả, thưa Luật sư ?

Trả lời: Rất khó để trả lời câu hỏi này. Mỗi một đối tác chúng tôi có chính sách ưu đãi khác nhau. Với đối tượng là học sinh -sinh viên, có những phần mềm chúng tôi giảm thậm chí tới 70% giá bán. Tuy nhiên, giá bán chung được áp dụng trên quy mô toàn cầu.

Hỏi:Có kiểm soát được không việc sử dụng phần mềm có bản quyền tại các doanh nghiệp, nếu như doanh nghiệp đó chỉ mua một phần tượng trưng cho các máy tính đang sử dụng, thưa luật sư?

Trả lời: Thực tế, tôi chưa thấy công ty nào dùng máy tính mà chỉ mua một phần bản quyền để hợp thức hoá cho tất cả các phần mềm đang dùng. Họ thường mua theo giai đoạn, và dần dần họ sẽ mua hết giấy phép cho toàn bộ hệ thống máy tính đó. Kinh nghiệm của tôi ở các nước khác, khi mà chúng tôi làm việc với các tổ chức mà họ không đủ khả năng tài chính để mua một lần, thì như tôi đã nói lúc trước là họ có thể chia ra theo giai đoạn, tuy nhiên đòi hỏi phải rất thành thật với nhau.

Hỏi: Trong thời gian vừa qua, Chính phủ VN đã có những chỉ đạo kiên quyết trong việc chống vi phạm bản quyền phần mềm như phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra các đơn vị sản xuất và lắp ráp máy vi tính. Tuy nhiên, tại các cơ quan hành chính tình trạng vi phạm này khá nhiều. Liệu có kiểm tra và kiểm soát được những vi phạm tại các cơ quan này hay không? Microsoft đã có các cuộc làm việc với Chính phủ VN để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin có bản quyền, tiến độ đó đến đâu rồi?

Trả lời: Tôi đồng ý với ý kiến rằng, hiện nay ở khối công cộng tỷ lệ vi phạm bản quyền tương đối cao, tuy nhiên chúng ta chỉ có thể cải thiện tình hình này từng bước một, và đúng là Microsoft cũng đã có nhiều cuộc đàm luận với Chính phủ VN hoặc các khối bộ ban ngành chức năng về vấn đề sử dụng bản quyền phần mềm, và thực sự là kết quả doanh thu sau mỗi năm của chúng tôi cho thấy tình trạng này đã được cải thiện rõ ràng. Chúng tôi cũng đã nói chuyện với Chính phủ VN để thuyết phục họ có thể mua bản quyền cho toàn bộ khối ban, ngành, công sở. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ nhận được những câu trả lời rất khả quan từ phía Chính phủ.

Chúng tôi đặt rất nhiều hi vọng vào Chính phủ VN và chúng tôi thấy Chính phủ VN rất sẵn sàng làm việc với chúng tôi và chia sẻ những phần mềm mà họ cần, những phần mềm họ không cần. Gần đây chúng tôi đã có nhiều cuộc đàm thoại từ cấp cao đến nhân viên của văn phòng tại VN để làm việc với Chính phủ VN về vấn đề mua phần mềm bản quyền. Chúng tôi hi vọng trong thời gian tới chúng tôi có thêm thông tin tốt lành để chia sẻ với báo giới.

Xem thêm: Hướng Dẫn Thiết Lập Mạng Lan Qua Wifi Chia Sẻ Lan Và Net Không Dùng Access

Chính Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định: "VN sẽ đẩy mạnh việc thực thi Luật Bản quyền, không vì lợi ích của Microsoft mà vì sự nghiêm minh của pháp luật và vì sự phát triển của VN".

Cùng với các biện pháp hiệu quả như chiến dịch xử lý vi phạm bản quyền phần mềm 2006, VN đã cho thấy rõ sự quyết tâm của Chính phủ trong việc giảm thiểu vi phạm bản quyền và thực hiện các cam kết đối với cộng đồng quốc tế. Tôi tin chắc rằng VN sẽ là điểm sáng trong việc đẩy lùi nạn vi phạm bản quyền trên thế giới trong tương lai không xa.

- Xin cảm ơn luật sư!



Nền kinh tế thế giới trong tương lai sẽ hình thành nên một nền kinh tế mới dựa vào công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao, đó là nền kinh tế tri thức trong đó Công nghệ thông tin (CNTT) được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.

Xem thêm: Cách Bật Wifi Trên Laptop Dell, Lỗi Wifi Laptop Dell Và Cách Khắc Phục


2.1. Bản quyền phần mềm - Vì sao phải đăng ký?

Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng. Tại Mỹ, tỷ trọng CNTT chiếm khoảng 45-50% GDP. Tại Ấn Độ, lĩnh vực công nghiệp phần mềm máy tính tăng đều đặn với mức 50%/năm và đến năm 2000, kim ngạch phần mềm máy tính lên tới 5 tỷ USD. Một nước nhỏ như Singapore mà xuất khẩu của ngành CNTT cũng đã chiếm gần 40% tổng doanh số về xuất khẩu công nghiệp.

Rõ ràng với thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của CNTT thì cùng với nó, bản quyền phần mềm cũng là vấn đề bức xúc, đặc biệt là ở một nước đang phát triển như Việt Nam, bởi lẽ việc đăng ký, giữ bản quyền là để bảo vệ quyền lợi của tác giả, giới thiệu, quảng bá nhằm thúc đẩy quá trình thương mại hóa phần mềm, tăng cường sự hiểu biết, phối hợp và cộng tác giữa các tác giả phần mềm cũng như tiếp cận được những phần mềm tiên tiến nhất đã có. Việc đăng ký bản quyền phần mềm, khi được thực hiện đúng, sẽ tạo nên lòng tin của khách hàng vào sản phẩm được sử dụng. Vấn đề bảo vệ bản quyền trong nước hiện nay ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Ca múa nhạc là ngành đầu tiên có sự lên tiếng về vi phạm bản quyền tác giả, nổi tiếng với hai vụ kiện của các Nhạc sĩ Lê Vinh và Trần Tiến, nhưng cho tới nay cũng chỉ mới tổ chức được cuộc họp bàn về Thành lập Hội bản quyền tác giả thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Trong lĩnh vực phần mềm máy tính, có thể nói ai là tác giả phần mềm, chỉ có người ấy cùng với khách hàng sử dụng phần mềm của họ biết. Việc mua bán, xuất nhập khẩu phần mềm cũng được thực hiện mà chưa có sự kiểm soát từ phía Nhà nước.

Tới nay, Nhà nước đã sớm giao cho Cục bản quyền, Bộ Văn hóa - Thông tin trách nhiệm nhận đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính. Và xung quanh vấn đề này, còn có nhiều điều đáng bàn.

2.2. Đăng ký như hiện nay, bản quyền phần mềm có được bảo vệ?

Theo quy định của Bộ Văn hóa Thông tin, các tác giả bản quyền phần mềm có thể đến đăng ký tại Cục Bản quyền của Bộ này với lệ phí 405.000 đồng cho mỗi tác phẩm phần mềm. Tuy nhiên, việc đăng ký hiện nay chỉ đơn thuần là một thủ tục hành chính, Cục Bản quyền không có trách nhiệm thẩm định về tính hợp pháp của bất kỳ một vấn đề gì của phần mềm mang đến đăng ký. Như vậy là phía cấp giấy chứng nhận bản quyền, chỉ thu lệ phí, cấp giấy chứng nhận một cách... rất thiếu cơ sở khoa học, không cần quan tâm đến tính hợp pháp của bản quyền (mà đối với phần mềm máy tính, đây là một vấn đề quan trọng). Cục cũng không cần quan tâm đến những đặc trưng cơ bản của một phần mềm máy tính như tính mới, tính độc lập với các phần mềm khác có cùng mục đích sử dụng, tính phụ thuộc vào các phần mềm khác, tính đúng đắn, tính khả thi (khả năng ứng dụng của phần mềm), ý nghĩa thực tiễn của phần mềm. Vì vậy, các tác giả (hay tập thể tác giả) phần mềm phải chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh về tính hợp pháp của phần mềm được viết ra: ví dụ như về quyền sử đụng các ngôn ngữ (Fortran, C, Visual Basic, Pascal...), các hệ điều hành, môi trường sử dụng phần mềm, và phải tự chịu trách nhiệm trước tòa nếu có sự tranh chấp. Đây là một vấn đề hết sức "nhạy cảm" bởi lẽ tại Việt Nam và nhiều nước đang phát triển khác, việc sử dụng bất hợp pháp (không xin phép) nhiều loại phần mềm và cả các ngôn ngữ lập trình là điều... rất phổ biến.

Các phần mềm, dù được trang bị khóa cứng hay khóa mềm đều lần lượt bị các "chuyên gia" lập trình nghiên cứu giải mã, "bẻ khóa" để sử dụng một cách bất hợp pháp. Các hãng phần mềm nổi tiếng, chẳng hạn như Microsoft không phải không biết chuyện này. Song, cho tới thời điểm hiện nay, có thể họ cho không tiếc sử dụng phần mềm là muốn dùng nó làm "con mồi" để săn (bán) phần cứng. Tuy nhiên, khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực (sau khi Quốc hội hai nước thông qua) thì họ hoàn toàn có quyền kiện về sự vi phạm bản quyền. Và lẽ đương nhiên, việc tranh chấp, kiện cáo nhau của các tác giả phần mềm rõ ràng sẽ lành ít, dữ nhiều, bởi người được hưởng lợi có khi lại là chủ các phần mềm gốc chứ không phải các tác giả này.

Như vậy có thể nói, việc đăng ký bản quyền phần mềm như hiện nay chỉ để mà... đăng ký. Các phần mềm đã đăng ký mà không được thẩm định có thể sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại do những sai sót trong thiết kế phần mềm không được vạch ra, mà người gánh chịu hậu quả là người sử dụng, khi họ hoàn toàn tin tưởng vào giấy chứng nhận bản quyền.

2.3. Để hoàn chỉnh "bài ca" bản quyền phần mềm

Rõ ràng việc đăng ký bản quyền phần mềm như một thủ tục hành chính hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế. Điều này sẽ hạn chế tốc độ phát triển nền CNTT vì sự quảng bá, thương mại hóa phần mềm ít có cơ hội được thực hiện. Các tác giả phần mềm cũng không có dịp học hỏi lẫn nhau và tăng cường sự giao lưu, hợp tác phát triển.

Thiết nghĩ, Cục Bản quyền cần có một Hội đồng thẩm định phần mềm đồng thời thực hiện đúng và đầy đủ những yêu cầu cần thiết để bảo vệ quyền tác giả và đẩy mạnh sự phát triển ngành CNTT. Có như thế, mới tránh được tình trạng đóng nhãn mác vào bên ngoài một sản phẩm mà không biết được là sản phẩm ấy có chất lượng như thế nào, tạo được niềm tin cho khách hàng và thúc đẩy quá trình sử dụng, phát triển phần mềm máy tính.